" Đất rừng phương Nam " giữa lòng xứ Quảng

0974462846

Liên hệ tư vấn

" Đất rừng phương Nam " giữa lòng xứ Quảng

Chúng ta đã quá quen thuộc khung cảnh đất rừng Phương Nam với hình ảnh dòng sông quê với con đò xuôi dòng bên trong rừng dừa nước xanh biết thì giữa lòng xứ Quảng có có một mảnh đất Phương Nam như thế .

Ảnh : Rừng dừa nước Tịnh Khê - Tác giả: Bùi Thanh Trung (Quảng Ngãi)


Theo dòng sông Trà xuôi về phía biển Mỹ Khê du khách sẽ được ngắm rừng dừa nước Tịnh Khê bạt ngàn giữa làn nước xanh thăm thẳm, mênh mang đầy gió ở xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi (Quảng Ngãi). Trong kháng chiến, rừng dừa nước này là căn cứ địa cách mạng nổi tiếng che chở quân và dân ở đây đánh giặc.

Rừng dừa nước Tịnh Khê gắn liền với lịch sử chống giặc ngoại xâm

Rừng dừa nước ở đây có từ xa xưa, trong kháng chiến rừng dừa nước là nơi trú ẩn của lực lượng vũ trang huyện Đông Sơn và Tỉnh đội Quảng Ngãi, chống lại những cuộc càn quét, đánh phá của kẻ thù vào xã Tịnh Khê và các xã lân cận.

Giai đoạn 1969 - 1970, địch đã dùng hàng trăm xe tăng và xe ủi đất, cày xới, không còn một gốc cây, ngọn cỏ ở xã Tịnh Khê. Nhờ tận dụng địa thế của rừng dừa nước khi thủy triều lên thì rừng dừa nước nằm trong biển nước, lúc nước xuống vẫn có những vùng đất nhô lên, mà lực lượng du kích ẩn mình trước sự càn quét của quân thù.

Có được sự sống và tồn tại, giữ vững thành quả cách mạng giai đoạn này phải kể đến 14 ha rừng dừa nước, nó đã vươn mình, ưỡn ngực để che chở cho đồng bào, đồng chí, chẳng những cho lãnh đạo, du kích Tịnh Khê, mà nó còn che chở cho cả lực lượng vũ trang của huyện và đội công tác ở các xã vùng lân cận.

Cuộc sống mưu sinh của người dân bên rừng dừa nước Tịnh Khê

Chiến tranh đã đi qua cách đây 48 năm ,rừng dừa nước cũng không còn rộng như xưa do người dân phá rừng dừa để đào ao hồ nuôi thủy sản nhưng rừng dừa nước Tịnh Khê vẫn là nơi mang lại cho bà con sống dọc cánh rừng nguồn tài nguyên thủy sản phong phú để sinh sống ,nào là cá ,cua ,ốc .

Bên cạnh đó nghề đan lá dừa nước vẫn là nghề truyền thống mang lại thu nhập cho bà con nơi đây. Lá dừa mỗi năm thu hoạch 2 lần từ tháng giêng đến tháng 2 và từ tháng 6 đến tháng 7. Người dân phơi lá dừa khô sau đó dùng nan tre bện lá dừa thành từng tấm, mỗi tấm gồm 25 đôi lá dừa bện lại.

Rừng dừa nước là nơi trú ẩn của những đàn cò, nhưng loài chim săn bắt cá. Còn dưới mặt nước là nơi sinh sôi của những loài thủy sinh. Con cá đối nước lợ, con cua xanh, con ghẹ, con ốc... trở thành nguồn sống của cư dân ở đây. Rất nhiều gia đình qua 4 thế hệ sống bằng nghề đánh bắt thủy sản trên sông Kinh. Những năm tháng của quá khứ, người ta ví rừng dừa nước trên sông Kinh như một miền Tây thu nhỏ.

Ngày xưa là thế, nhưng bây giờ nguồn thủy sản ở sông Kinh đã cạn kiệt, người ta đánh bắt ồ ạt theo kiểu tận diệt. Vì mưu sinh nên người dân đánh bắt thủy sản bằng rọ lồng, kích điện ,rập  cá lớn lẫn cá bé khi chui vào rọ lồng thì hết đường sống, làm cạn kiệt dần hệ sinh thái nơi đây.

Tiềm năng về phát triển du lịch ở rừng dừa nước Tịnh Khê

Giờ đây, người dân Tịnh Khê đã bắt đầu nhận ra thế mạnh chính là những cảnh quan thiên nhiên để giữ gìn, khai thác và cải thiện cuộc sống từ vẻ đẹp mê hồn mà giản dị. Trước đó UBND tỉnh Quảng Ngãi đã công nhận xếp rừng dừa nước này là di tích lịch sử, văn hoá của tỉnh và cụm di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh liên hoàn từ Long Đầu hý thủy đến bãi biển Mỹ Khê.

Cũng như địa phương xã Tịnh Khê đã cùng bà con thành lập nên hợp tác xã Du lịch cộng đồng rừng dừa nước Mỹ Khê vừa là địa điểm văn hóa lịch sử thu hút khách du lịch trong và ngoài tỉnh ,vừa tăng thu nhập cho bà con mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái, chống xâm thực của biển, bảo vệ môi trường, góp phần phát triển du lịch, đảm bảo đúng định hướng phát triển dịch vụ du lịch của tỉnh Quảng Ngãi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN